DANH MỤC

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 1


Hôm nayHôm nay : 209

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 6012

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 407317

Trang nhất » Tin Tức » CHUYÊN MÔN

KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2021- 2022

Thứ năm - 14/04/2022 10:57 | Số lần đọc: 807

KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2021- 2022
      PHÒNG GD&ĐT DIỄN CHÂU             CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG MẦM NON DIỄN LIÊN                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
                           Số:         /KH-TMN                         Diễn Liên, ngày        tháng 9 năm 2021
 
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2021 - 2022
 
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc Ban hành Điều lệ Trường Mầm non. Chỉ thị số 800/CT-BGDĐT ngày 24/8/2021 của Bộ GD&ĐT về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 ứng phó với dịch Covid-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng GD&ĐT. Công văn số 3676/BGDĐT-GDMN ngày 26/8/2021 của Bộ GD&ĐT về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 đối với giáo dục mầm non (GDMN). Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ GD&ĐT, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 28/2026/TT-BGD ĐT ngày 30/12/2016 của Bộ GD&ĐT. Công văn số 2387/BGDĐT-GDMN ngày 09/6/2021 của Bộ GD&ĐT về triển khai thực hiện Chương trình GDMN sau sửa đổi bổ sung. Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GDĐT về việc ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn Quốc gia đối với Trường Mầm non.
Quyết định số 2960/QĐ-UBND ngày 13/8/2021 của Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghệ An về việc Ban hành khung thời gian năm học 2021 - 2022 đối với GDMN, GDPT và GDTX. Công văn số 1701/SGD&ĐT-GDMN ngày 25/8/2021 của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc Hướng dẫn chăm sóc, giáo dục (CSGD) trẻ trong bối cảnh phòng chống dịch Covid-19; triển khai thực hiện Chương trình GDMN sau sửa đổi, bổ sung năm học 2021 - 2022. Công văn số 1745/SGDĐT-GDMN ngày 31/8/2021 của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc Hướng dẫn thực nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 đối với GDMN. Công văn số 1756/SGDĐT-GDMN ngày 31/8/2021 của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2021 - 2022. Công văn số 1530/SGDĐT-GDCN-GDTX ngày 05/8/2021 của Sở GD&ĐT Nghệ An về việc Hướng dẫn Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo và Chương trình tăng cường tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Công văn số 856/PGD&ĐT-CMMN ngày 27/8/2021 của Phòng GD&ĐT Diễn Châu về việc Hướng dẫn CSGD trẻ trong bối cảnh phòng chống dịch Covid-19; triển khai thực hiện Chương trình GDMN sau sửa đổi, bổ sung năm học 2021 - 2022. Công văn số 871/PGDĐT-CMMN ngày 01/9/2021 của Phòng GD&ĐT Diễn Châu về việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2021 - 2022. Công văn số 889/PGDĐT-MN ngày 06/9/2021 của Phòng GD&ĐT Diễn Châu về việc Hướng dẫn thực nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 đối với GDMN. Công văn số 819/CV-PGDĐT ngày 13/8/2021 của Phòng GD&ĐT Diễn Châu về việc Hướng dẫn Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo và Chương trình tăng cường tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Diễn Châu.
Kế hoạch số 156/KHCL-MNDL ngày 28/9/2020 của Trường Mầm non Diễn Liên về Kế hoạch chiến lược xây dựng, phát triển Trường Mầm non Diễn Liên 05 năm giai đoạn 2020 - 2025. Nghị quyết Đảng bộ xã Diễn Liên, của Chi bộ và yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tế của địa phương, Trường Mầm non Diễn Liên xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2021 - 2022 như sau:
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương
- Diễn Liên nằm vùng Tây Bắc của huyện Diễn Châu với diện tích khoảng 756 ha. Địa bàn dân cư được phân bố thành 09 xóm, có giáo dân thuộc xóm 06 và xóm 07 với 132 người. Tổng số hộ trong toàn xã là 1681, với tổng số nhân khẩu là 7272, trong đó trẻ trong độ tuổi từ 0 - 5 tuổi hiện tại là 895 cháu. Tình hình chính trị, an ninh trật tự ổn định.
- Về kinh tế là xã ở vùng thuần nông, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi nên đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
          - Địa phương có 03 trường học, 02 trường đã đạt chuẩn Quốc gia; hàng năm được công nhận đạt phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, Giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở; 
- Về đời sống văn hóa là địa phương có truyền thống hiếu học, các dòng họ, thôn xóm, tổ chức đoàn thể đều xây dựng quỹ khuyến học, nhiều xóm và dòng họ được công nhận là đơn vị văn hóa.
2. Đặc điểm tình hình nhà trường năm học 2021 - 2022
            2.1. Đặc điểm các độ tuổi của trẻ

TOÀN TRƯỜNG

TỔNG
SỐ

TRONG ĐÓ

KHỐI NHÀ TRẺ KHỐI MẪU GIÁO  3 - 4 TUỔI KHỐI MẪU GIÁO  4 - 5 TUỔI KHỐI MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI
Số lớp 17 02 05 05 05
Số trẻ 556 50 150 185 171
Trong đó: - Nữ 272 24 76 91 81
- Trẻ tuyển mới 157 50 92 9 6
- Trẻ trái tuyến 16   3 6 7
- Trẻ khuyết tật 2   1   1
- Trẻ thuộc hộ nghèo 4   1   3
- Trẻ thuộc hộ cận nghèo 17 1 4 2 11
- Trẻ thuộc diện mồ côi          
- Trẻ thuộc diện chính sách khác 1   1 (CĐ da cam)    
        2.2. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB,GV,NV)
CB,GV,NV              TOÀN TRƯỜNG

 

TỔNG
SỐ
NỮ ĐẢNG

TRONG ĐÓ

TRÌNH ĐỘ

XẾP LOẠI  CHUYÊN MÔN

ĐỊNH BIÊN
ĐH TC GIỎI TỈNH GIỎI HUYỆN

GIỎI TRƯỜNG

BC  
HĐNĐ06
 
HĐT

Tổng số

46 45 20 30 2 13   11 23 25 3 18
- Quản lí 3 3 3 3           3    
- Giáo viên 29 29 16 26 1 2   11 23 21 2 6
- Nhân viên 14 13 1 1 1 11       1 1 12
          2.3. Cơ sở vật chất (CSVC), thiết bị chăm sóc giáo dục (CSGD) trẻ
          - Tổng số phòng học: 18. Tất cả các phòng học đều mới được xây dựng tại điểm trường mới với diện tích tổng khuôn viên là 8.800m2, trong đó có 10 phòng đưa vào sử dụng từ 8/2020, 08 phòng đưa vào sử dụng từ tháng 5/2021. Phòng học có diện tích và thiết kế đảm bảo, có 08 phòng được thiết kế kèm phòng ngủ riêng cho trẻ. Trong số 18 hiện có, 17 phòng được sử dụng làm phòng học cho trẻ (Do trường có 17 nhóm, lớp) và 01 phòng đang sử dụng cho Cán bộ quản lý (CBQL) và nhân viên hành chính làm việc.
          - Còn thiếu toàn bộ các phòng chức năng (10 phòng) nên tất cả các bộ phận đều làm việc tại 01 phòng, khó khăn cho việc tổ chức hội họp, quản lý. Bếp nấu mới xây dựng nên hiện tại còn thiếu một số trang thiết bị do mua sắm năm học 2020 - 2021 chưa đủ, hệ thống nước chưa đảm bảo. Thiếu một số đồ dùng phục vụ bán trú do hư hỏng hàng năm.
          - Trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi tất cả 17 nhóm, lớp còn thiếu so với quy định tối thiểu, đặc biệt là thiếu hệ thống thiết bị điện tử như đàn, ti vi, loa máy...
          - Sân vườn đang trong quá trình xây dựng nên còn thiếu đồ chơi ngoài trời; các khu vực hoạt động ngoài trời chưa được thiết kế phù hợp, đang cần phải thiết kế và bố trí lại, còn thiếu thiết bị cho trẻ hoạt động trải nghiệm, lễ hội, thiếu cây xanh, cây cảnh...so với nhu cầu.
  3. Đánh giá chung
 3.1. Thuận lợi
- Năm học 2021 - 2022 trường đã có đủ phòng học đảm bảo về thiết kế và diện tích; có bếp nấu, nhà bảo vệ, nhà xe, cổng, bờ bao, sân vườn…trên khuôn viên mới với diện tích 8.800 m2.
- Địa phương đã có kế hoạch để thời gian tới sẽ xây dựng đủ khối phòng chức năng theo hướng chuẩn quốc gia.
- Trường đã được công nhận đạt phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.
- Đội ngũ 100% đã đ­ược đào tạo đạt trình độ chuẩn và 93% trên chuẩn, nhiệt tình, đoàn kết, yêu nghề, mến trẻ và luôn khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
- CBQL có năng lực, tâm huyết, chịu khó học hỏi, mạnh dạn trong quản lý, chỉ đạo.
- Sự quan tâm thư­ờng xuyên của Phòng GD&ĐT Diễn Châu, đặc biệt là sự quan tâm của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ), các ban ngành đoàn thể trong xã, Ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS) đã quan tâm, giúp đỡ trường trong mọi hoạt động.
- Đời sống của nhân dân ngày càng đư­ợc nâng lên, nhận thức của nhân dân về bậc học mầm non có những bư­ớc chuyển biến từ đó trong các hoạt động của nhà
trư­ờng luôn đ­ược các bậc phụ huynh quan tâm, ủng hộ và nhất trí cao.
3.2. Khó khăn
          - Khu vực trường mới mới đưa vào sử dụng lại trong điều kiện sẽ thi công tiếp khối phòng chức năng nên việc bố trí các khu vực cho trẻ hoạt động chưa đảm bảo.  - Do tình hình dịch bệnh Covid-19, trường là điểm cách ly tập trung của xã và của huyện nên việc thực hiện xây dựng các phòng chức năng muộn theo tiến độ để xây dựng trường chuẩn quốc gia theo kế hoạch.
          - Sau khi xây dựng xong khối phòng chức năng thì toàn bộ các thiết bị để bố trí cho các phòng chức năng hầu như còn thiếu. Bếp; các nhóm, lớp còn thiếu khá nhiều trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.
          - Sân vườn còn thiếu đồ chơi ngoài trời; các khu vực hoạt động ngoài trời chưa được thiết kế phù hợp, đang cần phải thiết kế và bố trí lại, còn thiếu thiết bị cho trẻ hoạt động trải nghiệm, lễ hội, thiếu cây xanh, cây cảnh...so với nhu cầu.
- Nguồn ngân sách địa phương hạn hẹp, việc đầu tư bổ sung, mua sắm CSVC của nhà trường gặp nhiều khó khăn. Nguồn vận động tài trợ hàng năm không đạt kế hoạch (Do phụ huynh trong diện khó khăn chiếm tỉ lệ cao lại trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp) do đó ảnh hưởng đến việc bổ sung, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác CSGD trẻ.
- Tỷ lệ định biên giáo viên cho trường theo quy định tại Thông tư   06/2015/TTLT-BGDDT-BNV ngày 16/3/2015 còn thiếu 15 giáo viên, theo định biên của huyện còn thiếu 06 giáo viên nên công tác bố trí giáo viên hết sức khó khăn.
- Trình độ của giáo viên tuy đã 96% đạt chuẩn và trên chuẩn 91% như­ng năng lực chuyên môn chưa thực sự đồng đều, trong thực hiện Chương trình GDMN khả năng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của một số giáo viên có phần còn hạn chế.
III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU
1. Mục tiêu chung
1.1. Tiếp tục thực hiện kế hoạch số 489/KH-UBND ngày 09/8/2019 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thực hiện “Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2018 - 2025” trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Diễn Châu lần thứ XXI nhiệm kỳ 2020 - 2025; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Diễn Liên nhiệm kỳ 2020 - 2025.
1.2. Chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục nhà trường linh hoạt, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ em; tổ chức nuôi dưỡng, CSGD trẻ đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDMN trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
1.3. Triển khai thực hiện Chương trình GDMN sau sửa đổi theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; tập trung bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ CB,GV,NV toàn trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; tăng cường CSVC, trang thiết bị đảm bảo các điều kiện thực hiện Chương trình GDMN sau sửa đổi.
1.4. Chăm lo giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức nhà giáo, văn hóa giao tiếp, ứng xử cho CB,GV,NV toàn trường.
1.5. Triển khai thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021 - 2025; mô hình “Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong CSGD trẻ giai đoạn 2020 - 2025; tổ chức các hoạt động hỗ trợ trẻ 5 tuổi trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học. Thực hiện chủ đề năm học “Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - thân thiện”.
1.6. Củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, hướng tới phổ cập GDMN cho trẻ em dưới 5 tuổi.
1.7. Tăng cường vai trò trách nhiệm của Hiệu trưởng. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về GDMN, tiếp tục đổi mới công tác quản trị nhà trường theo hướng giao quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình của Hiệu trưởng; tăng cường ứng dụng CNTT, nề nếp, kỷ cương trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng CSGD trẻ.
         1.8. Đẩy mạnh công tác truyền thông, quán triệt các văn bản, chính sách mới về GDMN; truyền thông về công tác CSGD trẻ; phối hợp phụ huynh CSGD trẻ trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
         1.9. Xây dựng và phát triển nhà trường đảm bảo các tiêu chí theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT để xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
          2. Chtiêu cụ thể
2.1. Quy mô phát triển số lượng
- Nhà trẻ: Huy động đạt tỉ lệ 12%;
- Mẫu giáo: Huy động đạt tỷ lệ 98%.
        - Phấn đấu tỷ lệ chuyên cần: Nhà trẻ, mẫu giáo 3 - 4 tuổi 90%, mẫu giáo 4 - 5 tuổi 95%, mẫu giáo 5 - 6 tuổi 96%. Toàn trường 95%.
 2.2. Chất lượng nuôi dưỡng, CSGD trẻ
a. Chất lượng chăm sóc, nuôi d­ưỡng
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn cả về thể chất và tinh thần
- 100% trẻ ăn bán trú tại trường, mức ăn 17.000 đồng/ngày.
- 100% trẻ được bố mẹ đăng ký tham gia uống sữa thuộc đề án "Sữa học đường" của UBND tỉnh.
- 100% trẻ được cân, đo, theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ 03 lần/năm; được kiểm tra sức khoẻ đầu năm và được khám chuyên khoa 01 lần/năm, có sổ theo dõi sức khoẻ.
- Phấn đấu hạ thấp tỷ lệ suy dinh d­ưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 2,5%, thể thấp còi dưới 3,5%, khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì xuống dưới 1%.
- 100% trẻ được uống nước lọc đun sôi, để nguội; đ­ược rửa tay d­ưới vòi n­ước chảy với nguồn nước hợp vệ sinh.
- 100% trẻ nhà trẻ được giáo viên vệ sinh cá nhân sạch sẽ, 98 - 100% trẻ mẫu giáo có thói quen và kỹ năng vệ sinh cá nhân.
- 100% nhóm, lớp đạt điểm tối đa về công tác vệ sinh. 
- 100% trẻ được giáo dục giữ gìn vệ sinh răng miệng, 100% trẻ 4 và 5 tuổi đánh răng đúng thao tác.
- Phấn đấu chỉ tiêu Bé sạch đạt 100%.
- 90% trẻ có thói quen bảo vệ môi trường.
- 100% giáo viên nghiêm túc thực hiện các tiêu chuẩn quy định về trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ; thực hiện tốt chuyên đề “Phòng chống bạo hành trẻ”. Cuối năm học nhà trường đạt “Trường an toàn, phòng chống tai nạn thương tích”
- Duy trì bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), tuyệt đối không để xẩy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm và các dịch bệnh trong nhà trường, đặc biệt là dịch Covid-19.
- 100% các nhóm, lớp thực hiện tốt chuyên đề “Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ”, thực hiện đa dạng các hình thức tổ chức bữa ăn cho trẻ: Bữa ăn gia đình, ăn tự chọn (Tiệc buffe), ăn bằng khay...
b. Chất lượng giáo dục
  - 100% nhóm, lớp thực hiện tốt Chương trình GDMN sau sửa đổi phù hợp đặc điểm vùng miền và điều kiện nhà trường, địa phương.
- 100% trẻ các độ tuổi tích cực tham gia các hoạt động, phát triển tốt về các lĩnh vực và được đánh giá theo từng chủ đề chủ điểm. Cuối độ tuổi phấn đấu trẻ đạt yêu cầu các chỉ số:  Nhà trẻ 90%, mẫu giáo 3 - 4 tuổi 93%, mẫu giáo 4 - 5 tuổi 95%, mẫu giáo 5 - 6 tuổi 98%.
- 100% trẻ 5 tuổi đạt và hoàn thành Chương trình GDMN, chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ chuẩn bị lên lớp 1;
- 100% nhóm, lớp thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng Trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021 - 2025; “Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong CSGD trẻ giai đoạn 2020 - 2025; tổ chức các hoạt động hỗ trợ trẻ 5 tuổi trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học. Thực hiện chủ đề năm học “Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - thân thiện”.
c. Khen thưởng
          Trẻ đạt danh hiệu Bé chăm ngoan: Đạt 70%
          2.3. Đội ngũ CB,GV,NV
           a. Số lượng, chất lượng, cơ cấu
           - Tỷ lệ giáo viên toàn trường: 1,7 giáo viên/lớp (Kể cả giáo viên Biên chế, hợp đồng trường. Trong đó nhà trẻ, mẫu giáo 5 - 6 tuổi 02 giáo viên/lớp; mẫu giáo 3 - 4 tuổi và 4 - 5 tuổi 1,5 giáo viên/lớp). Được biên chế về 02 tổ chuyên môn: Nhà trẻ + mẫu giáo 3 - 4 tuổi và mẫu giáo 4 - 5 tuổi + mẫu giáo 5 - 6 tuổi, giảm tổ văn phòng theo chỉ đạo tinh gọn bộ máy.
          - Giáo viên tiếp tục tham gia các lớp học để nâng cao trình độ chuyên môn: Trung cấp học lên Đại học 01 giáo viên.
           b. Giáo viên dạy giỏi: Cấp huyện 02 - 03 Đ/c
                                                Cấp tỉnh: 01 Đ/c
           c. Công tác bồi dưỡng thường xuyên (BDTX): 100% cán bộ giáo viên thực hiện tốt công tác tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp quản lý và chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao. Xếp loại: Giỏi: 50%; Khá: 50%; TB: 0.
           d. Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN): Cấp trường: 13, cấp cơ sở: 08
           2.4. Xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị dạy học
          - Tham mưu địa phương xây dựng khối phòng chức năng đảm bảo đủ theo quy định trường chuẩn Quốc gia. Chuyển mở đất phần tiếp giáp bếp để quy hoạch khuôn viên hợp lý, xây dựng nhà vệ sinh cho đội ngũ nhân viên nấu ăn, bể nước mưa phục vụ bán trú.
- Về phía nhà trường, năm học 2021 - 2022 dự kiến tu sửa, bổ sung mua sắm CSVC, trang thiết bị như sau:
TT Nội dung Dự kiến kinh phí Thực hiện từ nguồn
1 Trả nợ và mua sắm thiết bị bếp mới (Chậu rửa 02 hố, chậu rửa 03 hố, nồi nấu cháo, máy xay thịt, bếp ga 02 kiềng, tủ hấp cơm, tủ đựng thức ăn chín) 146.620.000 Vận động tài trợ
2 Mua bổ sung đồ dùng phục vụ bán trú ở bếp và các nhóm, lớp 44.886.000 Thỏa thuận với phụ huynh
3 Trả nợ cỏ nhân tạo khu vui chơi phát triển vận động, các khu vực chơi ngoài trời cho trẻ 86.250.000 Nguồn học phí
4 Trả nợ hệ thống chân dàn để lốp, típ sân khấu, bục nhảy, ván mặt bàn lốp, sơn ghế đá 12.820.000 Nguồn học phí
5 Cây trồng mới: 3 cây sao đen, 5 cây bằng lăng, 40 cây hoa dâm bụt 13.545.000 Nguồn học phí
6 Thuê người chuyển toàn bộ đồ chơi, tháo gỡ rèm cửa, ga ra khu vực sân vận động và sân khấu trường cũ về trường mới 3.150.000 Nguồn học phí
7 Lốp xe làm môi trường ngoài, sơn, vật liệu các loại 25.000.000 Nguồn học phí
8 Làm mới hệ thống biểu bảng nhà bếp, hệ thống bảng biểu tuyên truyền, công khai trên khuôn viên trường do các biểu bảng cũ hư hỏng không tận dụng được (Thanh lý) 25.000.000 Nguồn học phí
9 Làm thêm 01 bể chứa nước phục vụ trẻ sinh hoạt cho 08 phòng mới phía tây, láng sân để đồ chơi ngoài trời 41.503.000 Nguồn học phí
10 Tu sửa điện nước cả năm 20.000.000 Nguồn học phí
11 Thiết kế, tôn tạo bổ sung dãy sân vườn khu vực phía tây cổng ra vào 70.000.000 Nguồn học phí
12 Sửa chữa bàn, ghế, sạp gỗ, ghế sắt, tủ tư trang 24.910.000 Nguồn học phí
13 Mua đồ dùng, đồ chơi theo VB hợp nhất số 01 cho các nhóm, lớp 47.091.500 Nguồn học phí
14 Lắp thêm điện ba pha tại bếp, thang, giường, nệm, ga phòng bảo vệ 9.000.000 Nguồn học phí
15 Sửa chữa, mua máy móc văn phòng 18.460.000 Nguồn học phí
16 Thiết kế vườn cây ăn quả sau 08 phòng học mới  55.000.000 Nguồn ngân sách TX
17 Trang trí khu vực 02 cầu thang ở dãy 08 phòng mới 20.000.000 Nguồn ngân sách TX
18 Bổ sung giá, chậu cây khu vực 08 phòng học mới (Gồm giá treo, giá chữ A, xe đạp, chậu cây...) 20.000.000 Nguồn ngân sách TX
19 Đào 01 giếng phía trước và lắp hệ thống vòi rửa trên sân trường phục vụ trẻ, giáo viên rửa tay 15.000.000 Nguồn ngân sách TX
20 Tận dụng số típ, tôn từ trường cũ để làm ga ra khu vực phía tây nhà bếp, tôn tạo bổ sung lại hệ thống đồ chơi cầu trượt, xít đu chuyển từ trường cũ về trường mới 30.355.000 Nguồn ngân sách TX
21 Lắp ga ra khu vực tiếp giáp bếp với dãy 8 phòng học mới 42.000.000 Nguồn ngân sách TX
22 Đổ đất, san đất trồng cây ăn quả, vườn rau sau 08 phòng học mới; làm róng vườn rau ngoài bờ bao 40.000.000 Nguồn ngân sách TX
23 Nâng cấp một số hạng mục ở bếp ăn thành bếp một chiều 15.000.000 Nguồn ngân sách TX
24 Bổ sung đồ dùng phục vụ bán trú, vệ sinh ở bếp 24.414.700 Nguồn ngân sách TX
25 Sách vở, tranh ảnh phục vụ chuyên môn các lớp, giáo viên, nhà trường 6.676.000 Nguồn ngân sách TX
26 Vật tư văn phòng phẩm 11.218.000 Nguồn ngân sách TX
27 Thiết bị, thuốc y tế, phun ruồi muỗi 16.629.000 Nguồn CSSKBĐ
  Tổng 884.528.200  
2.5. Công tác Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) và xây dựng trường chuẩn Quốc gia
Xây dựng Kế hoạch và thực hiện công tác tự đánh giá nhà trường theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định về KĐCL giáo dục và công nhận đạt chuẩn Quốc gia đối với Trường Mầm non. Thực hiện tốt công tác quản lý, nâng cao chất lượng CSGD trẻ; tham mưu và đề nghị UBND huyện, Phòng GD&ĐT bổ sung định biên giáo viên cho nhà trường; tham mưu với địa phương xây dựng khối phòng chức năng, bổ sung CSVC bảo đảm yêu cầu của trường chuẩn Quốc gia.
2.6. Công tác phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi
- Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi  năm 2021. Bảo đảm điều tra chính xác, cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác; hồ sơ đầy đủ, khoa học; bảo đảm về giáo viên và CSVC cho thực hiện nhiệm vụ phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi.
 - Kết quả phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi:
+ Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đến lớp đạt 100%; 
+ Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN đạt 100%.
2.7. Công tác kiểm tra nội bộ
Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ cụ thể và thực hiện đảm bảo theo kế hoạch đề ra.
2.8. Các hoạt động khác
a. Thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua
- 100% CB,GV,NV thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 Của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo gắn với việc nâng cao đạo đức nhà giáo trong hoạt động CSGD trẻ; Nói không với bạo lực học đường, giữ được phẩm giá, cốt cách của nhà giáo trong xã hội.
- 100% CB,GV,NV thực hiện tốt các chuyên đề và chủ đề năm học “Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - thân thiện.
- 100% CB,GV,NV thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa của nhà trường theo định hướng tại Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, Kế hoạch số 520/KH-UBND ngày 26/8/2019 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2019 - 2025” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả cao Kế hoạch “Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc” của Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
           b. Thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC), công khai
- Thực hiện tốt QCDC, kỷ cương, công khai minh bạch, tăng cường xây dựng khối đoàn kết nội bộ, phát huy trí tuệ của từng CB,GV,NV và trí tuệ của cả tập thể  để xây dựng và phát triển nhà trường. Bổ sung và thực hiện nghiêm túc QCDC trường học.
- Công khai minh bạch trong nhà trường theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính và các văn bản khác của ngành.
c.  Quản lý hành chính, ứng dụng CNTT
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý. Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị nhà trường của Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, phân định nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho các thành viên, không bỏ sót đầu việc, tránh chung chung…
d. Đảm bảo an ninh, an toàn trường học, trật tự an toàn giao thông (ATGT), phòng cháy chữa cháy (PCCC)
 - Trường được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự theo Quyết định 79/2012/QĐ-UBND ngày 02/11/2012 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”.
-  100% CB,GV,NV thực hiện tốt ATGT trường học và giáo dục trẻ, tuyên truyền phụ huynh cùng thực hiện.
- Thực hiện Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” về giáo dục ATGT cho trẻ theo Kế hoạch số 868/KH-PGD&ĐT ngày 31/8/2021 của Phòng GD&ĐT Diễn Châu.
- Đảm bảo công tác PCCC, không để xẩy ra cháy nổ trong nhà trường.
- 100% CB,GV,NV cam kết không vi phạm các tệ nạn xã hội.
e. Chỉ tiêu thi đua cuối năm
* Tập thể
- Chi bộ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2021
- Công đoàn xuất sắc
- Trường: Phấn đấu trường đạt danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, “Tập thể Lao động xuất sắc”
- Tổ lao động tiến tiến: 02/02 tổ; Tổ lao động xuất sắc: 01/02 tổ.
-  Nhóm, lớp tiên tiến: 17/17; Nhóm, lớp TTXS: 60 - 70%.
* Cá nhân
- 70 - 90% CB,GV,NV đạt danh hiệu Lao động tiên tiến
-  CSTĐ cấp cơ sở: 03 - 04 Đ/c.  
- Giấy khen của UBND huyện: 01 Đ/c
- Bằng khen của UBND tỉnh: 01 Đ/c
IV. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC, CÁC CHUYÊN ĐỀ
  1. Chương trình giáo dục chính khóa:
Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tốt chương trình GDMN sau sửa đổi, phát triển chương trình phù hợp với địa phương và nhóm, lớp (Phụ lục 1 kèm theo)
          2. Chương trình hoạt động giáo dục ngoài chính khóa
2.1. Làm quen tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo
80/171 trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, 50/185 trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, 25/150 trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi được làm quen Tiếng Anh  (Phụ lục 2 kèm theo)
2.1. Hoạt động trải nghiệm (Phụ lục 3 kèm theo)
3. Kế hoạch thực hiện các chuyên đề (Phụ lục 4 kèm theo)
3.1. Kế hoạch phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng.
3.2. Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; chủ đề  “Xây dựng môi trường xanh - an toàn - thân thiện” .
3.3. Hoạt động hỗ trợ trẻ 5 tuổi trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học.
V. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Truyền thông về các chủ trương, chính sách, các hoạt động CSGD trẻ
a. Nhiệm vụ
         - Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Ngành về đổi mới, phát triển GDMN; về Chương trình GDMN sửa đổi. Trong đó chú trọng công tác xã hội hóa giáo dục, làm rõ trách nhiệm của gia đình, cộng đồng trong việc phối hợp với cơ sở GDMN đảm bảo các điều kiện để thực hiện dịch vụ bán trú theo chế độ sinh hoạt của trẻ và chế độ làm việc đối với giáo viên (Luật Giáo dục Điều 16); Nghị định 105/2020/NĐ-CP (Khoản 3, Điểu 6); Nghị định 24/2020 NĐ-CP (Khoản 3, Điều 7); Thông tư 51/2020 của Bộ GD&ĐT (Mục IV phần D); Nghị quyết số 31/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Nghệ An)); truyền thông về Chương trình đề án Sữa học đường.
         - Khuyến khích CB,GV,NV trong trường cải tiến, đổi mới hình thức truyền thông, quảng bá hình ảnh khẳng định thương hiệu, điều kiện, chất lượng hoạt động CSGD trẻ, xây dựng video hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc, nuôi dưỡng và vui chơi cùng con tại nhà. Đồng thời thực hiện tốt các nội dung tuyên truyền tại bảng tuyên truyền của lớp, các nội dung phải được cập nhật theo từng tuần.
         - Thực hiện công tác tuyên truyền theo tháng, theo các chủ đề sự kiện và chuyên mục trong năm học. Các nhóm lớp đăng tải trên các trang Zalo, Messenger, Youtube, Facebook…của trường, của lớp các video, hình ảnh, tin bài về phương pháp CSGD trẻ, xây dựng Trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm…
         - Tăng cường công tác phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng bằng nhiều hình thức phù hợp như: Thông qua các buổi họp phụ huynh, giờ đón và trả trẻ, qua bảng tuyên truyền, băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích, qua các phương tiện thông tin đại chúng, kẻ vẽ tranh tường…Quan tâm đến hình thức và nội dung tuyên truyền tại các nhóm, lớp tạo sự đồng thuận ủng hộ chăm lo của cha mẹ trẻ đối với GDMN.
b. Giải pháp
- Hiệu trưởng nhà trường chủ động cung cấp thông tin, tăng cường truyền thông về GDMN, khai thác nền tảng công nghệ để truyền thông về kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chất lượng nuôi dưỡng, CSGD trẻ; tôn vinh các tấm gương điển hình, tiêu biểu, có nhiều đóng góp phát triển GDMN.
- Tập trung hướng dẫn, phổ biến CB,GV,NV, phụ huynh nhận thức đầy đủ, đúng đắn và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đúng quy định; tăng cường trao đổi, chia sẻ giữa nhà trường với cha mẹ trẻ và cộng đồng, tạo sự đồng thuận về tổ chức hoạt động CSGD trẻ.
          - Đẩy mạnh việc phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho các bậc cha mẹ và cộng đồng bằng nhiều hình thức, phù hợp, hiệu quả, có sức lan tỏa sâu rộng trong thời gian trẻ em tạm dừng đến trường do dịch bệnh và thiên tai.
 - Hướng dẫn giáo viên truy cập trên Website của Sở GD&ĐT các video, hình ảnh, tin bài về Xây dựng Trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm để tham khảo học tập và chia sẻ cho phụ huynh.
- Thực hiện tốt công tác phối hợp nhà trường, gia đình, xã hội. Huy động, tạo điều kiện để các tổ chức, các nhân đầu tư nguồn lực phát triển GDMN.
- Thành lập các nhóm Zalo, Messenger, Youtube, Facebook…của trường, của lớp để làm công cụ tuyên truyền hiệu quả và nắm bắt thông tin 02 chiều kịp thời nhất trong thời gian trẻ chưa đến trường.
- Chỉ đạo giáo viên xây dựng góc truyền thông về CSGD trẻ tại các nhóm, lớp; đặt các bảng biểu, tranh vẽ tuyên truyền tại các khu vực dễ quan sát trên khuôn viên nhà trường với hình thức trình bày khoa học, đa dạng, hấp dẫn; nội dung rõ ràng, phong phú, dễ hiểu, phù hợp với từng chủ đề và tình hình chung toàn trường từng tháng.
- 01 tháng có 01 bài tuyên truyền về nội dung giáo dục, nuôi d­ưỡng và chăm sóc sức khoẻ, phòng chống các dịch bệnh, phư­ơng pháp giáo dục trẻ theo khoa học. Khuyến khích CB,GV viết tin bài cho báo Giáo dục và Thời đại, tạp chí GDMN, trao đổi thông tin trên Website của trường.
- Tổ chức tuyên truyền, thỏa thuận với phụ huynh tiền ăn, tiền  hợp đồng nhân viên nấu ăn và một số đồ dùng bán trú. Tuyên truyền phụ huynh, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp...về kế hoạch vận động tài trợ của trường để mọi người hiểu và tự nguyện ủng hộ vật chất, tinh thần giúp trường bổ sung, mua sắm CSVC đảm bảo cho công tác CSGD trẻ. Tuyên truyền phụ huynh chấm dứt việc mua quà vặt cho trẻ khi đến trường.
- Tổ chức Hội nghị phụ huynh trường, lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục mời phụ huynh được tham dự.
2. Quy mô phát triển số lượng
a. Nhiệm vụ
- Thực hiện kế hoạch được phê duyệt
+ Nhà trẻ: 02 nhóm, 50/425 cháu, tỉ lệ 12%;
+ Cháu mẫu giáo: 15 lớp, 506/518 cháu, tỷ lệ 98%.
        - Bố trí nhóm, lớp
        + Nhóm trẻ 25 - 36 tháng: 02 nhóm, 50 cháu
+ Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 05 lớp,  150 cháu
+ Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi 05, 185 cháu
+ Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi 05, 171 cháu.
        b. Giải pháp
- Tổ chức điều tra đến từng hộ gia đình, nắm chắc số trẻ trong độ tuổi để xây dựng kế hoạch phát triển năm học sát với tình hình thực tế.
- Tổ chức tuyên truyền kế hoạch đã được UBND huyện phê duyệt phù hợp với tình hình về CSVC của nhà trường. Thông báo công khai chỉ tiêu tuyển sinh trên hệ thống truyền thanh xã, xóm, tại góc tuyên truyền.
- Tổ chức tuyển sinh đúng theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Bằng nhiều hình thức để tuyên truyền đến các bậc phụ huynh việc đăng ký, đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi, đúng thời gian quy định, khắc phục mọi điều kiện khó khăn để tổ chức cho trẻ ở bán trú 100%. Tạo điều kiện để huy động, tiếp nhận trẻ khuyết tật có thể đến lớp học hòa nhập. Tuyên truyền để các bậc phụ huynh đưa trẻ đi học đều đặn, duy trì sĩ số đến hết năm học.
3. Đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ
a. Nhiệm vụ
- Chủ động xây dựng, thực hiện nghiêm túc kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 theo các tiêu chí trường học an toàn, phòng chống dịch Covid-19 tại Quyết định số 285/QĐ-SGD&ĐT ngày 23/4/2020 của Sở GD&ĐT và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phòng chống dịch trong từng thời điểm của các cấp quản lý.
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 535/KH-SGDĐT ngày 06/4/2020 của Sở GD&ĐT Nghệ An; Kế hoạch số 234/KH-PGD&ĐT ngày 07/4/2020 của Phòng GD&ĐT Diễn Châu và Kế hoạch số 38/KH-MNDL ngày 08/4/2020 của trường về thực hiện chuyên đề “Đẩy mạnh phòng chống bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMN”, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên của tất cả CB,GV,NV. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ CB,GV,NV thực hiện các qui định về đảm bảo an toàn, phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp trong công tác phòng chống bạo hành trẻ, không để xẩy ra tình trạng bạo hành trẻ trong nhà trường.
- Quán triệt CB,GV,NV thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản về trường học an toàn (Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ, Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ GD&ĐT, Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT, Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT…); trong đó cần lưu ý các giải pháp về đảm bảo VSATTP; xây dựng môi trường nhóm lớp, CSVC, đồ dùng đồ chơi đảm bảo an toàn; lồng ghép các nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích vào Chương trình CSGD trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn học đường; phối hợp với phụ huynh để phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước, phòng chống bạo hành trẻ.
- Triển khai thực hiện Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” về giáo dục ATGT cho trẻ theo Kế hoạch số 868/KH-PGD&ĐT ngày 31/8/2021 của Phòng GD&ĐT.
- Tuyên truyền sâu rộng về Luật PCCC số 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001; Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật PCCC; Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an; Chỉ thị số 1634/CT-TTg ngày 31/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách trọng tâm trong công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ trong CB,GV,NV và phụ huynh, đặc biệt là với lực lượng PCCC tại chỗ nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về công tác PCCC.
- Tiếp tục thực hiện xây dựng văn hóa Trường Mầm non, trường học hạnh phúc.
b. Giải pháp
- Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế, chính quyền địa phương tăng cường các biện pháp quản lý, chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19; hướng dẫn, hỗ trợ cha mẹ đảm bảo an toàn cho trẻ trong thời gian ở nhà tránh dịch; làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tư tưởng và hành động cho đội ngũ CB,GV,NV vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ CSGD trẻ theo Chương trình GDMN; đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống dịch Covid-19.
- CBQL thường xuyên kiểm tra, rà soát CSVC, trang thiết bị, đồ chơi ngoài trời để có kế hoạch tu sửa, mua sắm kịp thời. Tăng cường công tác tự kiểm tra, phát huy vai trò  cùa Ban đại diện CMHS trong việc giám sát thực hiện đảm bảo an toàn trong nhà trường, rà soát, đánh giá các tiêu chuẩn về trường học an toàn nhằm kịp thời phát hiện và có biện pháp khắc phục các yếu tố, nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động bán trú nhằm đảm bảo VSATTP, không để xẩy ra ngộ độc thực phẩm trong tổ chức bán trú.
- Thực hiện các hình thức tuyên truyền về PCCC bằng khẩu hiệu, tranh ảnh phản ánh các hoạt động về công tác PCCC. Phối hợp với lực lượng PCCC hướng dẫn các kiến thức cơ bản về PCCC cho toàn thể CB,GV,NV; chủ động xử lý các tình huống cháy giả định khi xảy ra cháy tại đơn vị.
 - Xây dựng và thực hiện có hiệu quả Bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường và chuyên đề “Nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử trong trường mầm non”, bồi dưỡng cảm xúc tích cực, nâng cao nhận thức cho CB,GV,NV trong công tác CSGD trẻ.
 - Xây dựng kế hoạch phối hợp Công an xã đảm bảo an ninh, an toàn trường học, thực hiện cổng trường ATGT...
- Chỉ đạo CB,GV,NV xây dựng môi trường văn hóa, trường học hạnh phúc, khung cảnh sư phạm thân thiện, sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh. Bố trí không gian, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng.
- Tuyên truyền, bồi dưỡng năng lực ứng xử văn hóa cho CB,GV,NV, chú trọng 03 tiêu chí cốt lõi: “Yêu thương, an toàn và tôn trọng”.
- Xử lý nghiêm đối với những CB,GV,NV vi phạm các quy đinh đảm bảo an toàn của trẻ, để xẩy ra tai nạn, thương tích, có hành vi bạo hành trẻ và vi phạm các qui định phòng chống dịch Covid-19.
4. Nâng cao chất lượng nuôi d­ưỡng, CSGD trẻ
4.1. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng
a. Nhiệm vụ
-  Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ: Xây dựng thực đơn bán trú cân đối, hợp lý về dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm, cách chế biến phù hợp với cá nhân trẻ và điều kiện thực tế của địa phương; tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ, cộng đồng huy động nguồn lực để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. Tăng cường trồng rau sạch theo mùa để phục vụ trẻ ăn bán trú đảm bảo.
-  Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn của trẻ, công tác xuất nhập thực phẩm, đảm bảo VSATTP, công khai minh bạch chế độ ăn; thực hiện các khoản thu, chi dịch vụ bán trú theo Nghị quyết số 31/2020/HĐND ngày 13/12/2020 của HĐND tỉnh và các văn bản hướng dẫn về quản lý tài chính theo quy định hiện hành.
-  Tăng cường công tác kiểm tra việc tổ chức bữa ăn bán trú; khai thác, ứng dụng hiệu quả chức năng kiểm tra qua phần mềm quản lý bán trú; tăng cường sự giám sát của phụ huynh và cộng đồng về quy trình, chất lượng bữa ăn của trẻ.
-  Phối hợp với trạm Y tế  làm tốt công tác y tế trường học, chăm sóc sức khỏe cho trẻ theo Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGD ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT; thực hiện chương trình tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh; tăng cường các hoạt động vệ sinh trong nhà trường, đẩy mạnh giáo dục kỹ năng vệ sinh cá nhân, tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe của trẻ; đảm bảo 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe ít nhất 01 lần/năm và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 2,5% và thấp còi ở mức dưới 3,5%  khống chế và giảm tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì ở mức dưới 1%.
-  Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình Sữa học đường theo hướng dẫn của Phòng GD&ĐT.
b. Giải pháp
- Vận động phụ huynh cho trẻ được ăn ở bán trú 100%; thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc trong thực hiện bán trú ở Ttrường Mầm non, tiếp tục sử dụng phần mềm Viettech để tính khẩu phần ăn cho trẻ.
- Nghiêm túc thực hiện ký kết thực phẩm với các đơn vị cung ứng thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng và l­ưu nghiệm thức ăn cho trẻ đảm bảo theo quy định.
- Nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú: Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn cho trẻ cân đối, đa dạng theo quy định trong Chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành. Thực đơn xây dựng theo mùa, không trùng lặp giữa các thứ trong 02 tuần. Nghiêm cấm vi phạm khẩu phần ăn của trẻ dưới mọi hình thức. Mức đóng góp tiền ăn 17.000 đồng/trẻ/ngày để đảm bảo đủ lượng Calo và cân đối dinh dưỡng trong ngày cho trẻ.
+ Bữa ăn bán trú đáp ứng các tiêu chuẩn: Khuyến khích bữa chính có trên 10 loại thực phẩm và có từ 3 đến 5 loại rau, củ; thực đơn bữa chính của trẻ mẫu giáo gồm: Cơm, món xào, món mặn, canh và tráng miệng.
+ Đối với bữa chính chiều cho trẻ nhà trẻ, tổ chức cho trẻ ăn bữa chính chiều theo chương trình GDMN; tuy nhiên  có thể cho trẻ ăn thay đổi 01 tuần 02 - 03 bữa ăn cháo hoặc phở/bún/miến, nhưng phải đảm bảo tỷ lệ dưỡng chất theo qui định của Chương trình GDMN (25 - 30% năng lượng cả ngày).
+ Tăng cường đổi mới cách chế biến món ăn để trẻ ăn hết suất, phấn đấu mỗi tháng cải tiến 01 món ăn cho trẻ.
+ Đổi mới hình thức tổ chức bữa ăn tại trường: Bữa ăn gia đình, ăn tự chọn (Tiệc buffe), ăn bằng khay…Hai tháng tổ chức 01 lần luân phiên cho 03 độ tuổi mẫu giáo.
+ Chế biến món ăn hàng ngày phải theo đúng thực đơn, đủ định lượng theo mức tiền ăn của trẻ; công khai kịp thời về thực phẩm thay thế khi có sự thay đổi vì lý do khách quan.
+ Vận dụng diện tích đất hiện có để xây dựng vườn rau dinh dưỡng cung cấp bữa ăn cho trẻ tại trường.
- Thực hiện tốt công tác quản lý bán trú: Đảm bảo an toàn thực phẩm; đảm bảo công khai minh bạch trong chế độ ăn, thực đơn của trẻ; thực hiện các khoản thu, chi bán trú theo quy định hiện hành.
- Đảm bảo đủ nước uống cho trẻ phù hợp với thời tiết. Nước uống cho trẻ là nước đun sôi để nguội (Kể cả nước lọc) và đựng trong bình ủ nước, phải đảm bảo cho trẻ uống đủ lượng nước theo quy định của Chương trình GDMN.
- Xây dựng bếp ăn có đủ điều kiện về vệ sinh ATTP. Thực hiện nghiêm túc quy trình bếp 01 chiều, thực hiện nhiệm vụ phân công theo dây chuyền, bổ sung đồ dùng dụng cụ tổ chức bán trú đảm bảo theo quy định, tăng cường thiết bị bếp theo hướng  hiện đại.
- Hợp đồng nhân viên nấu ăn (NVNA) có bằng cấp chuyên môn, có đủ sức khỏe. Bố trí NVNA đủ số lượng theo quy định, NVNA thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, nghiêm túc chấp hành các quy định đối với NVNA, đảm bảo an toàn trong khi chế biến. Bồi dưỡng thêm cho NVNA về kỹ năng nghiệp vụ chế biến các món ăn cho trẻ, về kiến thức VSATTP.
- Các lớp thực hiện vệ sinh đúng lịch hàng tuần, th­ường xuyên rèn các thao tác vệ sinh cho trẻ, đảm bảo các thao tác trở thành kỹ năng.
- Hàng ngày giặt khăn bằng xà phòng, phơi khăn nơi có ánh nắng mặt trời, một tuần giặt bằng n­ước sôi muối 01 - 02 lần. Khu vực vệ sinh của các cháu phải được lau rửa hàng ngày theo từng khu vực lớp, đảm bảo khô thoáng, không để tình trạng khu vực vệ sinh có mùi hôi khai. Sàn nhà luôn đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng, tránh tình trạng trơn trượt...
- CB,GV,NV khi chế biến thức ăn, trực tiếp chia thức ăn cho trẻ hoặc cho trẻ ăn phải mặc quần áo đồng phục, đeo khẩu trang, tạp dề và đội mũ. GV, NV trực tiếp CSGD các cháu móng tay không để dài, thực hiện rửa tay bằng xà phòng theo quy định.
- CBQL tăng cường công tác kiểm tra hàng ngày, hàng tuần về công tác vệ sinh.
- Xây dựng tủ thuốc để mua thuốc sơ cứu tại trư­ờng và một số dụng cụ như­: bông, băng, gạc…
- Làm tốt công tác vệ sinh, phòng dịch: Phòng, nhóm, sân vư­ờn sạch sẽ, khơi thông cống rãnh để phòng các dịch bệnh xẩy ra. Xử lý tốt rác thải hàng ngày. Một năm phun thuốc diệt ruồi, muỗi 01 - 02 lần để phòng chống dịch bệnh. Quán triệt các nhóm, lớp tổ chức bán trú cho trẻ vệ sinh răng miệng hàng ngày theo quy định.
- Xây dựng các giải pháp phục hồi; tuyên truyền, phối hợp với gia đình trẻ xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý đối với những trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân, béo phì.  Phối hợp với Hội LHPN và Trạm y tế xã để chăm sóc sức khỏe cho trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng cho phụ huynh có con dưới 6 tuổi trên địa bàn.
- Tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và thỏa thuận với phụ huynh để có kinh phí tổ chức bán trú cho trẻ như: Bổ sung thiết bị bếp, đồ dùng ăn, uống, chi phí phát sinh do thực hiện công tác bán trú theo quy định.
- Triển khai chương trình sữa học đường đến tận phụ huynh học sinh.
4.2. Chất l­ượng giáo dục
a. Nhiệm vụ
- Xây dựng kế hoạch, linh hoạt, điều chỉnh việc thực hiện Chương trình GDMN đảm bảo an toàn cho trẻ trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Triển khai thực hiện Chương trình GDMN sau sửa đổi, kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021 - 2025; chuyên đề “Phối hợp nhà trường, gia đình và cộng đồng chăm sóc giáo dục trẻ”; “Thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp trẻ mầm non lên tiểu học”.
- Tập trung nội dung xây dựng môi trường nuôi dưỡng, CSGD có lồng ghép thực hiện các quy định về trường học an toàn trước dịch bệnh, rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình thực tế của trường.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, giáo dục phát triển nhận thức, ngôn ngữ, phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động chuẩn bị cho trẻ  mẫu giáo 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1, chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng học đọc, học viết được quy định tại Chương trình GDMN theo hướng liên thông với chương trình lớp 1 Tiểu học; tuyệt đối không dạy trẻ mầm non học trước Chương trình lớp 1.
- Khi trẻ đến trường trở lại, nhà trường điều chỉnh kế hoạch giáo dục và tổ chức thực hiện theo kịch bản phù hợp; lựa chọn nội dung giáo dục cốt lõi, cần thiết, phù hợp với thời gian còn lại của năm học để tổ chức các hoạt động giáo dục, trong đó tập trung ưu tiên trẻ mẫu giáo 5 tuổi, đảm bảo hoàn thành chương trình GDMN khi kết thúc năm học, chuẩn bị các kỹ năng cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1.
- Duy trì hoạt động kết nối với gia đình trẻ bằng các kênh liên lạc phù hợp, hình thành các nhóm Zalo, Messenger, Youtube, Facebook…giữa giáo viên và phụ huynh để phối hợp hỗ trợ, tư vấn, chia sẻ, hướng dẫn phụ huynh CSGD trẻ (Tập trung vào việc đảm bảo an toàn, thực hiện chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, vui chơi..) phù hợp với điều kiện ở nhà của trẻ, hướng tới đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo Chương trình GDMN; yêu cầu giáo viên không tự ý sử dụng những video, tài liệu về CSGD trẻ chưa được nhà trường thẩm định, phê duyệt để chuyển cho phụ huynh.
- Khuyến khích giáo viên khai thác sử dụng tài liệu, học liệu trực tuyến hiệu quả, đúng quy định; Ứng dụng các phương tiện, kĩ thuật, công nghệ để tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo hướng tương tác với phương châm giáo dục “Chơi mà học, học bằng chơi".
- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch về việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng CSGD trẻ; sơ kết 02 năm triển khai thực hiện kế hoạch.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả việc đánh giá thực hiện Chương trình GDMN theo đúng mục đích nhằm điều chỉnh, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện và bối cảnh; không phát sinh hồ sơ sổ sách, không tạo áp lực cho giáo viên trong quá trình đánh giá.
- Xây dựng chương trình các hoạt động giáo dục và giáo dục tăng cường (Chính khóa và ngoài chính khóa) trình Phòng GD&ĐT phê duyệt.
- Triển khai thực hiện Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh theo Thông tư số 50/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT, Đề án nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ của huyện, Công văn số 1530/SGD&ĐT-GDCN-GDTX ngày 05/8/2021 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo và Chương trình tăng cường tiếng Anh trong các CSGD trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
         b. Giải pháp
- Tập trung xây dựng kế hoạch giáo dục các độ tuổi theo Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN.
- Đầu tư bổ sung CSVC, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, trang bị tài liệu hướng dẫn thực hiện Chương trình GDMN đầy đủ, kịp thời từ đầu năm học.
- Giao quyền chủ động cho giáo viên trong việc áp dụng các hình thức, phương pháp, mô hình giáo dục tiên tiến; lựa chọn, bổ sung những nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với quan điểm, mục tiêu của Chương trình GDMN, bảo đảm tính khoa học, hiệu quả, phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, của nhóm, lớp, khả năng và nhu cầu của trẻ, theo quy định của pháp luật để phát triển chương trình giáo dục nhà trường, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, CSGD trẻ em;
- Khuyến khích giáo viên đổi mới, sáng tạo trong thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục theo phương pháp đổi mới (Giáo dục kỹ năng sống POKI, hoạt động giáo  dục STEM, Montestori,..). Cụ thể chỉ đạo điểm tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi B, lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi C, lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi B.
- Tiếp tục xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, chú trọng việc tạo môi trường trong và ngoài nhóm lớp theo hướng “mở”, không tạo môi trường theo hướng trang trí, trưng bày; thiết kế các bài tập sàn; Chỉ đạo giáo viên khai thác, tận dụng triệt để môi trường giáo dục trong và ngoài nhóm lớp; tận dụng nguyên vật liệu sẵn có địa phương để cô và trẻ tự làm.
- Tổ chức Hội thảo các hoạt động thực hành, thăm lớp dự giờ để nâng cao năng lực cho giáo viên trong đổi mới các hoạt động CSGD trẻ; nâng cao kỹ năng lập kế hoạch và kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm phù hợp với điều kiện địa phương.
- Đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt chuyên môn (SHCM), tăng cường SHCM sâu theo tổ, khối theo hướng “Sinh hoạt chuyên đề” nhằm giúp giáo viên có nhiều cơ hội trao đổi, giao lưu, học tập, rút kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường, tổ chức nội dung giáo dục, nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục, đánh giá của giáo viên theo quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”.
- Đổi mới đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm đánh giá sự tiến bộ của từng cá nhân trẻ dựa trên mức độ đạt được so với kết quả mong đợi của chương trình; từ đó giáo viên xây dựng, điều chỉnh kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với khả năng, nhu cầu, kinh nghiệm của trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường. Không tạo áp lực về thành tích; không so sánh, xếp loại trong đánh giá trẻ.
- Triển khai thực hiện mô hình phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng cho tất cả các nhóm, lớp thực hiện. Rà soát Bộ tiêu chí, xây dựng nội dung, hình thức phối hợp nhằm huy động, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư nguồn lực phát triển GDMN. Thành lập “Câu lạc bộ cha mẹ trẻ” theo lớp, tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm CSGD trẻ tại gia đình, cộng đồng, hỗ trợ nhà trường các điều kiện nâng cao chất lượng CSGD trẻ. Chỉ đạo 04 nhóm, lớp điểm thực hiện mô hình để các nhóm, lớp khác học tập: Nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi A, Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi B, lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi C, lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi B.
- Triển khai thực hiện chương trình làm quen tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo theo đúng tinh thần các văn bản hướng dẫn. Hợp đồng với Trung tâm tiếng Anh có đủ cơ sở pháp lý, đảm bảo điều kiện về CSVC, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên đáp ứng các hoạt động làm quen với ngoại ngữ cho trẻ. Xây dựng kế hoạch cụ thể, làm việc với phụ huynh theo hình thức 03 bên cùng bàn bạc, thỏa thuận, thống nhất hợp đồng cam kết. Chỉ tổ chức thực hiện sau khi được sự đồng thuận của phụ huynh.
- Tổ chức và tham gia tốt các hội thi: Tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện vào tháng 10/2021. Phấn đấu tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh vào tháng 12/2021. Tổ chức hội thi “Bé với ATGT” cấp trường vào tháng 3/2022. Thi chăm sóc và khai thác môi trường ngoài lớp học cho trẻ hoạt động vào tháng 01 - 04/2022.
- Đổi mới hình thức tổ chức các ngày lễ hội, hướng tới cô, trẻ, phụ huynh tham gia tích cực vào các hoạt động lễ hội với nhiều hình thức khác nhau: Tết trung thu, 20/10, 20/11, 22/12, Lễ hội mừng xuân, 08/3, sinh nhật Bác Hồ và tổng kết năm học.
5. CSGD trẻ khuyết tật học hòa nhập, trẻ có hoàn cảnh khó khăn
  a. Nhiệm vụ
- Tiếp nhận trẻ khuyết tật hòa nhập theo nguyện vọng của phụ huynh.
- Chú trọng công tác tuyên truyền, tích cực phối hợp với phụ huynh trong việc phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật, trẻ có nhu cầu đặc biệt; không bố trí quá 02 trẻ khuyết tật trong một nhóm, lớp.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với trẻ em khuyết tật, trẻ em và giáo viên tại trường theo quy định của Chính phủ.
b. Giải pháp
- Thực hiện giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật; phối hợp cha mẹ trẻ và ngành y tế có biện pháp can thiệp sớm đối với trẻ khuyết tật; Thực hiện đầy đủ chính sách dành cho trẻ khuyết tật, giáo viên dạy trẻ khuyết tật.
- Nhà trường xây dựng và thực hiện kế họach giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật, có sự cộng tác chặt chẽ với gia đình, cộng đồng và các ban ngành đoàn thể địa phương để huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ cho giáo dục hòa nhâp.
- Xây dựng hệ thống sổ sách theo dõi công tác giáo dục hòa nhập của trường, giáo viên dạy hoà nhập.
- Giáo viên lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật riêng phù hợp theo từng loại khuyết tật của trẻ. Kế họach và giáo dục cá nhân cần có sự điều chỉnh mục tiêu giáo kế họach giáo dục và các biện pháp thực hiện phải cụ thể để giúp trẻ đạt được mục tiêu đã đề ra và có sự trao đổi thảo luận với cha mẹ trẻ.
6. Các nhiệm vụ xây dựng nguồn lực
6.1. Phát triển đội ngũ CB,GV,NV
a. Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ CB,GV,NV
- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện BDTX cho CB,GV,NV đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục theo năm học.
- Chăm lo công tác Đảng, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ CB,GV,NV; Đẩy mạnh thực hiện chỉ thị 05 của Bộ chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đảm bảo không có CB,GV,NV vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nhà giáo. Thực hiện hiệu quả bộ quy tắc ứng xử theo Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019. CB,GV,NV đến trường sử dụng trang phục lịch sự, ngôn ngữ chuẩn mực; không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh sai trái hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục.
- Cập nhật tài liệu BDTX dành cho giáo viên tại  đường link của Bộ trên cổng thông tin điện tử địa chỉ https://moet.gov.vn Chuyên mục GD&ĐT - Nhà giáo và CBQL giáo dục. 
- Thực hiện bồi dưỡng và tự bồi dưỡng các nội dung theo nhu cầu địa phương. Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo bồi dưỡng. Tạo điều kiện thuận lợi về CSVC, trang thiết bị, môi trường giúp đội ngũ giáo viên có ý thức tự học mọi lúc mọi nơi.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đạo đức nhà giáo, kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng ứng xử sư phạm, CNTT cho giáo viên thông qua Hội thảo chuyên môn, chuyên đề cấp trường...Tổ chức tập huấn cho CB,GV,NV các chuyên đề trong năm học.
- Bồi dưỡng giáo viên thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
- Hàng năm nhà trường có kế hoạch quy hoạch nguồn CBQL tại cơ sở đúng quy trình văn bản hướng dẫn; lựa chọn những CB,GV thực sự có năng lực, tư cách đạo đức tốt, có tâm huyết với nghề…
- Động viên, tạo điều kiện cho CB,GV,NV tham gia các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ chính trị.
- Chỉ đạo CB,GV,NV tích cực ứng dụng CNTT trong các hoạt động của nhà trường, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục, giáo án điện tử, hồ sơ theo dõi trẻ...
- Quán triệt và thực hiện các văn bản: Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT về ban hành Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở GDMN; Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp GVMN.
b. Đổi mới quản lý, phương pháp CSGD trẻ
- Triển khai kịp thời các văn bản, chính sách về GDMN đến tận CB,GV,NV; tập trung thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP quy định chính sách phát triển GDMN; Nghị định số 24/2021/NĐ-CP quy định việc quản lý trong cơ sở GDMN và cơ sở giáo dục phổ thông công lập; các Thông tư mới ban hành của Bộ GD&ĐT (Thông tư số 47/2020, Thông tư số 50/2020, Thông tư số 51/2020, Thông tư số 52/2020...)
         - Đổi mới công tác quản lý theo hướng phân cấp, phân quyền, tự chủ gắn với cơ chế giám sát và trách nhiệm giải trình của Hiệu trưởng; nâng cao chất lượng công tác quản trị, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; thực hiện nghiêm túc các quy định về tổ chức và hoạt động của trường theo Điều lệ Trường Mầm non; giao quyền tự chủ cho giáo viên trong xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình GDMN phù hợp với đối tượng giáo dục, khả năng của giáo viên và điều kiện thực hiện.
         - Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát; chú trọng kiểm tra nội bộ, kiểm tra đột xuất, đảm bảo đánh giá đúng thực chất để tư vấn, giúp giáo viên hoạt động hiệu quả; xử lí nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm.
- Tập trung cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng tích hợp, có tính khả thi; không phát sinh thêm hồ sơ sổ sách trong nhà trường,  lưu trữ và sử dụng hồ sơ đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.
- Tập trung đổi mới việc tổ chức hoạt động CSGD trẻ theo phương châm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”; khuyến khích giáo viên đổi mới, sáng tạo trong thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục theo phương pháp giáo dục tiên tiến và quan điểm tiếp cận phương pháp giáo dục “Học thông qua chơi”. Tiếp cận ứng dụng phương pháp giáo dục Montestori lĩnh vực thực hành cuộc sống, kỹ năng sống POKI, hoạt động giáo dục STEM.
- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học để khắc phục ứng phó với dịch Covid-19, chủ động các phương án, kịch bản dạy học phù hợp tình hình dịch bệnh.
- Đổi mới đánh giá sự phát triển của trẻ để xây dựng, điều chỉnh kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ, điều kiện thực tế của nhà trường.
c. Đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn 
- Lập kế hoạch SHCM, tổ chức chỉ đạo, đánh giá SHCM phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường;
- Xác định các điều kiện thực tế của trường: Nhiệm vụ năm học, CSVC, nhân lực, tài chính, văn hóa nhà trường và địa phương...
- Xác định mục tiêu SHCM phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường về:  Thực hiện nhiệm vụ năm học đáp ứng chương trình GDMN; củng cố và nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ, phát triển số lượng, chất lượng, tiến độ của hoạt động SHCM.
- Lựa chọn nội dung SHCM nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ; nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, CSGD trẻ; các điều kiện đảm bảo chất lượng.
- Lựa chọn hình thức SHCM: Bồi dưỡng, tập huấn theo chuyên đề; Hội thảo; trao đổi, thảo luận; thao giảng, hội thi; nghiên cứu bài học; tham quan dự giờ; tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng…qua các kênh Youtube trên mạng, tập hợp ngân hàng tài liệu các bài giảng sáng tạo, các hoạt động trải nghiệm triển khai trong các buổi SHCM.
 6.2. CSVC, trang thiết bị CSGD trẻ
a. Nhiệm vụ
- Tham mưu địa phương xây dựng khối phòng chức năng đảm bảo đủ theo quy định trường chuẩn Quốc gia, chuyển mở đất phần tiếp giáp bếp để quy hoạch khuôn viên hợp lý, xây dựng nhà vệ sinh cho đội ngũ nhân viên nấu ăn, bể nước mưa phục vụ bán trú.
- Mua sắm, bổ sung CSVC, trang thiết bị trong lớp cho 17 nhóm, lớp, trang thiết bị ngoài trời, bếp, các khu vực chơi cho trẻ…(Đã được cụ thể ở phần chỉ tiêu về CSVC).
- Thực hiện tốt việc quản lý, lựa chọn, sử dụng đồ chơi, tài liệu, học liệu theo quy định, không mua và sử dụng đồ dùng, đồ chơi, học liệu không đảm bảo an toàn cho trẻ.
b. Giải pháp
- Thành lập Ban khảo sát CSVC của trường. Tổ chức cho giáo viên, các bộ phận tự rà soát trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của nhóm lớp và bộ phận mình phụ trách; đề xuất mua sắm bổ sung theo từng nhóm, lớp và bộ phận. Ban khảo sát của trường tổ chức kiểm tra, rà soát lại và tổng hợp theo từng lớp, từng khối, từng bộ phận. Lập biên bản khảo sát gồm các nội dung thực hiện, khảo sát giá cả, chất lượng của các nhà cung ứng, cân đối và đề xuất nguồn tài chính để làm cơ sở cho Hội đồng lựa chọn tài liệu, học liệu của trường xây dựng kế hoạch thực hiện.
-  Thành lập Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu; tổ chức họp để đề xuất danh mục đồ chơi, học liệu trình Hiệu trưởng phê duyệt; lập kế hoạch mua sắm, tu sửa; đề xuất về Phòng GD&ĐT để và tiến hành tu sửa, bổ sung chuẩn bị cho năm học mới theo hướng dẫn tại Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT.
- Tiếp tục tham mưu có hiệu quả với địa phương để tiến hành xây dựng, nâng cấp, sữa chữa CSVC đáp ứng theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GD&ĐT và từng bước bổ sung CSVC đảm bảo yêu cầu trường chuẩn Quốc gia.
- Xây dựng kế hoạch bổ sung các công trình; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tài trợ phụ huynh và nhân dân cùng góp công, góp của xây dựng môi trường trong và ngoài lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện.
- Tham mưu địa phương bố trí các nguồn lực để sửa chữa, khắc phục CSVC, công trình vệ sinh...sau khi công dân hoàn thành cách ly theo quy định (Nhà trường trưng dụng làm điểm cách ly phòng chống dịch Covid-19).
- Mua sắm, bổ sung tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi, phần mềm hỗ trợ cho CB,GV,NV trong công tác lập kế hoạch và xây dựng hồ sơ sổ sách quản lý, đảm bảo điều kiện thực hiện Chương trình GDMN bằng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác. Tăng cường chỉ đạo tự làm đồ dùng, đồ chơi trong nhà trường. Tích cực làm tốt công tác kêu gọi vận động tài trợ để có thêm nguồn kinh phí mua sắm và bổ sung CSVC phục vụ công tác CSGD trẻ.
     - Bổ sung trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho các nhóm, lớp; thường xuyên kiểm tra việc tự làm đồ dùng đồ chơi, việc sử dụng và bảo quản đồ dùng đồ chơi, thiết bị tại các lớp; rà soát, phân loại đồ dùng, đồ chơi để có kế hoạch, sửa chữa hoặc mua sắm thay thế, bảo đảm đủ đồ dùng, đồ chơi và tiết kiệm, tránh việc mua sắm trang thiết bị chồng chéo, hoặc các thiết bị đắt tiền nhưng hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng phí. Khai thác các nguồn lực nhằm tăng cường CSVC, thiết bị dạy học cho các lớp, ưu tiên đủ thiết bị đồ dùng đồ chơi đối với lớp mẫu giáo 5 tuổi. Phát huy hiệu quả trang thiết bị được cấp, sử dụng hợp lý các phần mềm hỗ trợ quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ...
 - Tài sản của trư­ờng đ­ược phân định rõ ràng cho từng giáo viên, từng nhóm lớp, từng bộ phận sử dụng và bảo quản tốt.
- Kiểm kê tài sản 02 lần vào đầu và cuối năm học, nếu hư­ hỏng cần phải báo cáo kịp thời để lập biên bản thanh lý, nếu để mất mát không rõ lý do phải chịu trách nhiệm đền bù.
          6.3. Công tác tài chính
          a. Dự kiến nguồn thu
          - Thu học phí:
          + Năm học 2020 - 2021 còn: 355.748.900đ (TM: 59.876.400đ, Tiền gửi kho bạc: 295.872.500đ).
          + Năm học 2021 - 2022 dự kiến thu: 357.500.000đ (550 trẻ x 100.000 x 6,5 tháng)
          + Tổng thu học phí: 713.248.900đ
          - Ngân sách nhà nước cấp: 2.987.124.000đ
          - Nguồn thu hợp pháp khác: 604.385.000đ, gồm:
          + Thuê khoán nhân viên nấu ăn: 250.250.000đ
          + Chi phí bán trú: 44.886.000đ
          + Vận động tài trợ: 146.620.000đ
          + Nước: 22.000.000đ
          + Kinh phí cấp chăm sóc sức khỏe ban đầu: 16.629.000đ
          + Cho trẻ làm quen tiếng Anh: 124.000.000đ
                   Tổng dự kiến thu ngân sách: 4.304 .757.900đồng
b. Dự kiến các khoản chi: 4.105.266.600 đồng
          - Chi lương và các khoản phụ cấp theo lương: 2.329.944.000đ
          - Tiền lương hợp đồng lao động: 386.750.000đ
          - Chi chế độ miễn giảm học phí: 55.180.000đ
          - Chi lương định biên cho giáo viên từ nguồn học phí: 143.000.000đ
          - Hoạt động chuyên môn: 159.864.400đ
          - Nước uống cho trẻ: 22.000.000đ
          - Chi hoạt động cho trẻ làm quen tiếng Anh: 124.000.000đ
          - Tăng cường CSVC: 884.528.200 đồng. Trong đó dự kiến:
          + Nguồn từ ngân sách nhà nước cấp trong nguồn chi thường xuyên: 279.663.700đ
          + Nguồn từ kinh phí CSSK ban đầu: 16.629.000đ
          + Nguồn kinh phí trích từ học phí: 396.729.500đ
          + Nguồn kinh phí từ việc vận động tài trợ, thỏa thuận với phụ huynh: 191.506.000 đồng
          Còn dư: 199.491.300 đồng  chuyển trả lương cho năm học 2022 - 2023 và chi hoạt động  khác.
c. Quản lý tài chính
- Căn cứ các văn bản quy định và hướng dẫn chỉ đạo về việc chế độ thu chi của cấp trên trong năm học 2021 - 2022 để xây dựng kế hoạch thu chi trong năm học đúng quy phạm pháp luật.
- Thực hiện thu chi đúng quy định, đúng nguyên tắc, giấy tờ hoá đơn hợp lệ, quyết toán kịp thời, tiết kiệm ngân sách.
- Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện CMHS để nắm rõ tình hình cụ thể từng đối tượng học sinh để thực hiện có hiệu quả.
- Phối hợp với các ban ngành cấp xã để trong quá trình thực hiện được thuận lợi.
- Thường xuyên cập nhật văn bản mới để kịp thời điều chỉnh các khoản thu - chi cho phù hợp trong năm học.
- Không thực hiện thu các khoản ngoài quy định.
7. Công tác KĐCLGD và xây dựng Trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia
  - Triển khai thực hiện Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ngày 22/8/2018 ban hành quy định về KĐCLGD và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với Trường Mầm non. Trường nghiêm túc thực hiện công tác tự đánh giá để xác định mức độ đạt được của năm học hiện tại và có kế hoạch cải tiến chất lượng cho các năm học tiếp theo.
- Tập trung tham mưu với địa phương về xây dựng CSVC đáp ứng theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GD&ĐT ban hành tiêu chuẩn CSVC các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
- Thực hiện Kế hoạch số 162/KH-UBND ngày 08/9/2021 của UBND huyện Diễn Châu về Kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia và KĐCLGD năm học  2021 - 2022. Kế hoạch chỉ đạo Trường Mầm non Diễn Liên xây dựng Trường chuẩn Quốc gia mức 2 vào năm học 2021 - 2022. Vì vậy, Ban giám hiệu nhà trường tăng cường tham mưu với UBND xã  thực hiện đảm bảo tiến độ xây dựng, rà soát các tiêu chí, tiêu chuẩn để bổ sung.
8. Công tác phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi
- Tích cực tuyên truyền cha mẹ trẻ đưa trẻ 5 tuổi đến trường đạt tỷ lệ 100%.
- Ưu tiên bố trí phòng học và các điều kiện thiết yếu về thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; bảo đảm hệ thống nước sạch và công trình vệ sinh cho trẻ theo yêu cầu; bố trí giáo viên đủ về số lượng, có năng lực cho các lớp 5 - 6 tuổi;
- Thực hiện tốt công tác phối hợp điều tra, xử lý, cập nhật số liệu đảm bảo kịp thời, chính xác; khai thác dữ liệu phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi trên hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục, xoá mù chữ theo phân cấp quản lý một cách hiệu quả; hồ sơ tinh gọn, hiệu quả; thực hiện thủ tục tự kiểm tra, đề nghị kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi đảm bảo quy trình, chính xác, trung thực.
- Thực hiện đầy đủ và kịp thời chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo theo quy định tại Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ và các chế độ, chính sách khác đối với trẻ em.
9. Công tác kiểm tra nội bộ, thi đua
- Trư­ờng xây dựng kế hoạch kiểm tra.
- Khảo sát chất lượng 02 lần/năm. Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch kiểm tra nội bộ của trường.
- Thực hiện tốt kiểm tra định kỳ có báo trư­ớc và kiểm tra đột xuất.
- Thành lập Hội đồng thi đua, khen thưởng (TĐ - KT) theo quy định.
- Xây dựng quy chế TĐ - KT nội bộ trên cơ sở các văn bản hướng dẫn và phù hợp tình hình thực tế của nhà trường. Tổ chức đăng ký danh hiệu thi đua tập thể và cá nhân.
- CBQL chỉ đạo công tác thi đua theo từng tháng, từng đợt thi đua, sơ kết kịp thời các đợt thi đua trong năm học. Hội đồng TĐ - KT sinh hoạt đúng định kỳ. Thực hiện chế độ khen th­ưởng thi đua công bằng, vô tư­, đúng nguyên tắc, tạo được sự hăng hái phấn đấu thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2021 - 2022.
10. Các nhiệm vụ khác
10.1. Thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua
 - Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khoá XII và Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong ngành Giáo dục với các nội dung thiết thực, phù hợp nhằm nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến tích cực về tư tưởng đạo đức, lối sống, văn hóa, phong cách, tác phong làm việc đối với mỗi CB,GV,NV; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong tào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “Xây dựng môi trường xanh - an toàn - thân thiện” .
- Nâng cao trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, xây dựng văn hóa ứng xử hợp tác, thân thiện trong môi trường giáo dục. Thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa học đường theo quy định tại Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT và Bộ quy tắc ứng xử của trường.
 - Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích CB,GV,NV học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.
- Đảm bảo an toàn trong trường học, phòng chống triệt để tình trạng bạo lực học đường. Có kế hoạch tổ chức định kỳ sinh hoạt trong phạm vi lớp, trường với chủ đề “Nói không với hành vi bạo lực”; tổ chức cho giáo viên cam kết không xúc phạm đến thân thể trẻ đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng cho trẻ khi ở trường. Tất cả vì một “Trường học hạnh phúc” do Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam phát động.         
          - Có kế hoạch kiểm tra, đôn đốc hoạt động CSGD với tính chủ động, sáng tạo. Mỗi CB,GV,NV tự rèn luyện đạo đức nhà giáo, phong cách sư phạm, kiểm tra thường xuyên, đột xuất, định kỳ việc thực hiện các phong trào và các cuộc vận động.
- Tham gia đầy đủ các Hội thi do nhà trường và các cấp tổ chức.
- Tổ chức Hội thi “Bé với ATGT” cấp trường.
 10.2. Công tác CCHC, ứng dụng CNTT
- Xây dựng và công khai minh bạch đầy đủ, kịp thời quy trình, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính. Phân công CB,NV phụ trách, bố trí CSVC phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính thuộc phạm vi trách nhiệm của nhà trường. Đảm bảo thời gian, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính.
- Tiếp tục cải cách quy trình xử lý hồ sơ, công việc trong cơ quan theo hướng khai thác tối ưu các nguồn lực, tiết kiệm thời gian, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị. Xây dựng, triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định quản lý hành chính: Nội quy cơ quan, Quy chế thi đua, Quy chế văn hóa công sở, Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế làm việc cơ quan, Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động trong nhà trường.
- Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành và thiết kế các hoạt động giáo dục, đảm bảo phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường và khả năng sử dụng của CB,GV,NV; lựa chọn và triển khai các ứng dụng, phần mềm hỗ trợ quản lý như: Lập kế hoạch, quản lý bán trú, quản lý thiết bị, đồ dùng đồ chơi, phổ cập giáo dục, tuyển sinh online…Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên tích cực khai thác kho tài liệu, học liệu về GDMN để vận dụng, hỗ trợ thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện nhóm, lớp, địa phương.
-  Tăng cường ứng dụng phương thức họp online để tổ chức hội họp, hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn; bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên, nhân viên trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
          - Tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng cho CB,GV,NV hiểu đúng, hiểu đủ về CCHC.
          - Nâng cao năng lực nghiên cứu, tham mưu của CB,GV,NV, nhất là CBQL, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, bộ phận văn phòng và CB,GV,NV trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính.
          - Thiết lập Email chuyên môn của trường, nhóm Zalo, Messenger để truyền đạt đến giáo viên các kế hoạch chỉ đạo về chuyên môn và một số hoạt động khác. Thiết lập trang Fanpage Facebook của trường để đăng tải các thông tin tuyên truyền đến các bậc phụ huynh và cộng đồng.
          - Tiếp tục nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho CB,GV,NV thông qua các chương trình bồi dưỡng, tập huấn. Nội dung bồi dưỡng gắn liền với nhu cầu thực tiễn về ứng dụng CNTT của giáo viên.
- Tập trung CCHC, nâng cao chất lượng việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng tích hợp, có tính khả thi; không phát sinh thêm hồ sơ sổ sách trong nhà trường; lưu trữ và sử dụng hồ sơ đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.
        10.3. Công tác thực hiện QCDC, công khai
- Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt và thực hiện Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/5/2020 của Bộ GD&ĐT Hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục.      
- Xây dựng QCDC của nhà trường.
          - Kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện QCDC của nhà trường, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo.
          - Kiện toàn Ban thanh tra nhân dân của Nhà trường, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
          - Đảm bảo sự lãnh đạo của chi bộ Đảng nhà trường theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của Hiệu trưởng và phát huy vai trò của các đoàn thể trong nhà trường.
           - Thực hiện dân chủ trong nhà trường phù hợp với Hiến pháp và pháp luật; quyền phải đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm, dân chủ gắn liền với kỷ cương trong nhà trường.
- Xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ, xâm phạm quyền tự do dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của nhà trường.
         - Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; thực hiện nghiêm túc các quy định về tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Trường Mầm non.
         - Bố trí nơi tiếp công dân phù hợp trong điều kiện trường chưa có khối phòng chức năng, thực hiện nghiêm quy chế tiếp công dân, không để khiếu nại, tố cáo xảy ra tại đơn vị.
- Thực hiện công khai, lấy ý kiến và tổ chức thực hiện các nội dung sau: Công khai về tài chính; công khai quy chế chi tiêu nội bộ; quản lý và sử dụng tài sản công; đào tạo, bồi dưỡng CB,GV,NV; đề bạt, bổ nhiệm; nâng bậc lương; đánh giá CB,GV,NV; khen thưởng, kỷ luật cán bộ, viên chức; công tác tuyển sinh; khen thưởng học sinh...
- Tổ chức tốt Hội nghị VC - NLĐ.
10.4. Công tác dân vận chính quyền
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức của đội ngũ về quan điểm, vai trò, vị trí của công tác dân vận trong tình hình mới.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận trong việc tuyên truyền phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong CSGD trẻ; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng chống dịch bệnh và các tệ nạn xã hội. Vận động phụ huynh tiếp tục đồng lòng, tin tưởng, chia sẻ, thấu hiểu, chung sức cùng với nhà trường khắc phục khó khăn do đại dịch Covid-19 để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
- Tăng cường công tác dân vận với các hoạt động xã hội nâng cao chất lượng CSGD trẻ, vận động tài trợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.
- Tổ chức học tập bài báo “Dân vận” của Bác Hồ, tuyên truyền vận động CB,GV,NV quyết tâm khắc phục khó khăn, chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong CSGD trẻ. Tích cực nêu gương, xây dựng, nhân rộng và phát huy điểm sáng về công tác dân vận chính quyền, dân vận khéo trong đơn vị.
10.5. Công tác đảm bảo an ninh, an toàn trường học, trật tự ATGT, PCCC
- Quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác an ninh, trật tự trường học theo Quyết định số 79/2012/QĐ-UBND ngày 02/11/2012 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” và các văn bản hướng dẫn của cấp trên.
- Vào tháng 9/2021 và tháng 01/2022, tổ chức cho CB,GV,NV đăng ký cam kết; đại diện nhà trường ký cam kết thực hiện công tác an ninh, trật tự trường học  gửi về Công an xã và lưu hồ sơ nhà trường.
- Vào tháng 9/2021 tổ chức cho CB,GV,NV đăng ký cam kết thực hiện ATGT và lưu hồ sơ nhà trường.
- Hợp đồng nhân viên bảo vệ đảm bảo công tác bảo vệ trường và tài sản.
- Các dịp nghỉ lễ, tết phân công CB,NV trực trường để đảm đảm CSVC của trường.
- Thực hiện tốt công tác đóng mở cổng theo giờ hành chính, không để người lạ vào trường mà không có sự cho phép của bảo vệ trường. Không trả trẻ cho người lạ và trẻ em dưới 12 tuổi.
- Duy trì các quy định của Cổng trường ATGT, thực hiện tháng 9/2021 về tháng ATGT.
- Phối hợp với Công an xã trong việc kiểm tra, thực hiện công tác an ninh trật tự và ATGT.  
- Chỉ đạo bảo vệ trường phân luồng và nhắc nhở phụ huynh sắp xếp xe giờ đón, trả trẻ để đảm bảo ATGT và an ninh trật tự trước cổng trường.
- Tháng 5/2022 tự kiểm tra, đề xuất Công an xã kiểm tra và làm hồ sơ đề nghị công nhận trường học đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”.
- Tổ chức tuyên truyền về công tác PCCC cho CB,GV,NV và phụ huynh, tổ chức cho CB,GV,NV học chuyên đề về PCCC.
          - Lập hồ sơ quản lý công tác PCCC theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số điều của Luật PCCC, xây dựng phương án chữa cháy tại chỗ theo quy định. Có quy trình kỹ thuật an toàn về PCCC phù hợp với điều kiện hoạt động là cơ sở Trường Mầm non.
          - Trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ đáp ứng yêu cầu công tác chữa cháy: Mua bình bột chữa cháy, các loại xô, chậu, xẻng, ống dẫn nước, tải, bao bố…đảm bảo chất lượng, bảo dưỡng đúng quy định, để nơi dễ thấy, dễ lấy tạo điều kiện thuận lợi khi sử dụng. Lắp đặt đầy đủ các biển báo, biển cấm lửa, nội quy, tiêu lệnh chữa cháy tại các vị trí cần thiết theo quy định.
          - Hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện, nơi sử dụng lửa, phát sinh nhiệt phải đảm bảo yêu cầu về an toàn.
- Những người tham gia đội PCCC của trường được huấn luyện nghiệp vụ PCCC theo định kỳ và thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ. Thường xuyên tổ chức kiểm tra bảo dưỡng phương tiện sẵn sàng chữa cháy.
10.6. Công tác pháp chế, giáo dục pháp luật
     - Tập trung nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật và thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 3957/QĐ-BGDĐT ngày 02/10/2017 của Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021; Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 17/5/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2021.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 159/KH-BGD ĐT ngày 01/3/2021 của Bộ GD&ĐT ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2021 của ngành giáo dục. Tổ chức phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các văn bản pháp luật mới ban hành liên quan đến lĩnh vực GD&ĐT.
- Tiếp tục quan tâm tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với nội dụng, hình thức phổ biến, tuyên truyền phù hợp với điều kiện, tình hình phòng chống dịch bệnh của địa phương và hướng dẫn của các cơ quan chức năng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường thông qua các buổi họp, sinh hoạt; niêm yết các văn bản quy định về pháp luật; bổ sung các đầu sách vào tủ sách pháp luật của trường; kết hợp với các tổ chức đoàn thể để tuyên truyền ý thức thực hiện pháp luật trong CB,GV,NV.
    - Tiếp tục phân công 01 cán bộ phụ trách công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường, tham gia các lớp bồi d­ưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng công tác phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao chất l­ượng và chuyên môn nghiệp vụ.
          10.7. Công tác tổ chức, cán bộ; quản lý và thực hiện chế độ, chính sách
          - Bố trí 02 tổ chuyên môn (Tổ nhà trẻ + mẫu giáo 3 - 4 tuổi; Tổ mẫu giáo 4 - 5 tuổi và 5 - 6 tuổi), mỗi tổ có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó. Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn cụ thể, phù hợp; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn theo hướng đa dạng hình thức sinh hoạt.
          - Kiện toàn Hội đồng trường, các Hội đồng khác và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường theo hướng tinh gọn. Xây dựng quy chế hoạt động của các tổ chức trong nhà trường. Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Hội đồng trường theo quy định của Điều lệ Trường Mầm non.
          - Đánh giá, xếp loại CB,GV,NV theo chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp GVMN, theo Luật công chức, viên chức đúng quy định.
          - Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động.
          - Thực hiện quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức, viên chức theo Thông tư số 07/2019/TT-BNV ngày 01/6/2019 của Bộ Nội vụ Quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ viên chức. Đảm bảo 100% CB,GV,NV có đủ hồ sơ lý lịch, được cập nhật thông tin kịp thời, quản lý và khai thác, sử dụng đúng quy định. Cập nhật dữ liệu thông tin cơ sở dữ liệu ngành kịp thời, chính xác.
          10.8. Công tác Thống kê -  Kế hoạch
          - Giáo viên phụ trách các nhóm, lớp nắm chắc số lượng trẻ hàng tháng, tìm hiểu rõ tình hình cụ thể của từng trẻ để báo cáo với lãnh đạo trường kịp thời phục vụ công tác báo cáo hàng tháng, hàng kỳ.
          - Thực hiện xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm, trung hạn, dài hạn bằng phần mềm Kế hoạch Online đúng tinh thần Kế hoạch số 487/KH-UBND ngày 20/7/2018 của UBND tỉnh Nghệ An về việc Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy và học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018 - 2022 định hướng đến năm 2025. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện theo đúng hướng dẫn của Phòng GD&ĐT Diễn Châu.
          - Thực hiện tốt công tác cập nhật cơ sở dữ liệu ngành. Đảm bảo sử dụng thành thạo phần mềm, số liệu chính xác, tổng hợp báo cáo đúng thời gian quy định (Kỳ đầu năm học và cuối năm học) theo quy định tại Thông tư 24/2018/TT-BGDĐT ngày 28/9/2018 về Chế độ báo cáo thống kê ngành Giáo dục và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Phòng GD&ĐT.
          VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  1. Chế độ công tác
          - Hiệu trưởng dự thảo xây dựng kế hoạch, thông qua Ban giám hiệu bàn bạc thống nhất, thông qua Hội nghị VC - NLĐ  để tổng hợp ý kiến của mọi thành viên trong nhà trường để hoàn thiện kế hoạch, trình Phòng GD&ĐT phê duyệt.
          - Triển khai cho tập thể và cá nhân thực hiện kế hoạch.
          - Ban giám hiệu tổ chức họp giao ban 1 tuần/lần vào đầu giờ sáng thứ 2 hàng tuần.
          - Đầu các tháng họp Ban giám hiệu để rút kinh nghiệm kết qủa thực hiện kế hoạch tháng trước; xây dựng, điều chỉnh kế hoạch tháng sau; họp Hội đồng giáo viên để triển khai thực hiện.
          2. Chế độ kiểm tra, giám sát
       - Phân công các bộ phận trong nhà trường hàng tháng, hàng kỳ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, tiến độ thực hiện, để điều chỉnh kịp thời các nhiệm vụ và chỉ tiêu cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học.
       - Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên theo tháng, kỳ, năm học.           
          3. Phân công nhiệm vụ
          a. Ban giám hiệu
          - Trên cơ sở phân công nhiệm vụ và kế hoạch năm học của toàn trường, mỗi CBQL xây dựng cho bản thân kế hoạch thực hiện trong cả năm học và cụ thể hoá thành kế hoạch tháng, tuần để thực hiện và theo dõi tiến trình thực hiện kế hoạch của bản thân cũng như các tổ được phân công theo dõi, kiểm tra.
- Duyệt kế hoạch của tổ và cá nhân trong tổ mình phụ trách.
- Kiểm tra, theo dõi các hoạt động của các bộ phận và cá nhân.
- Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi tuần và mỗi tháng để điều chỉnh kế hoạch kịp thời. Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm học.
- Tham mưu xây dựng CSVC, mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy và học tạo điều kiện cho các thành viên trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.
- Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện chương trình CSGD trẻ dưới sự chỉ đạo của cấp trên.
- Thăm lớp, dự giờ có đánh giá khách quan, cụ thể, tư vấn giúp giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ CSGD trẻ và các nhiệm vụ khác.
b. Tổ chuyên môn, bộ phận văn phòng
- Tổ chuyên môn: Căn cứ vào kế hoạch nhà trường xây dựng và triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch của tổ; tổ chức thăm lớp, dự giờ rút kinh nghiệm về chuyên môn; tổ chức SHCM đúng lịch, trong SHCM trao đổi góp ý xây dựng thẳng thắn cởi mở, chân tình giúp nhau cùng tiến bộ về chuyên môn cũng như mọi mặt; kiểm tra, đôn đốc các thành viên trong tổ thực hiện nghiêm túc kế hoạch; theo dõi hoạt động các thành viên trong tổ và tổ chức đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu kế hoạch đề ra trong năm học.
- Bộ phận văn phòng: Giúp hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu giữ hồ sơ của nhà trường; tham mưu xây dựng các kế hoạch của nhà trường có hiệu quả.
c. Giáo viên, nhân viên
- Giáo viên: Dựa vào kế hoạch năm học của nhà trường và nhiệm vụ được phân công, xây dựng kế hoạch tháng, kế hoạch giáo dục chủ đề, tuần, ngày và thực hiện đúng kế hoạch. Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của người giáo viên quy định tại Điều lệ Trường Mầm non. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật, làm tốt công tác phối kết hợp gia đình, nhà trường và xã hội.
 - Nhân viên: Thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch và sự phân công của Hiệu trưởng; tùy theo vị trí việc làm, nhân viên thực hiện nhiệm vụ theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của vị trí việc làm đang đảm nhiệm và chấp hành nội quy của nhà trường; Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.
- Giáo viên, nhân viên đề xuất những thay đổi và bổ sung kế hoạch khi cần thiết.
d. Công đoàn, Đoàn thanh niên
- Thường xuyên phối, kết hợp với nhà trường thực hiện tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ; tổ chức, phát động các cuộc vận động và phong trào thi đua, bình xét thi đua.
- Giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện Nghị quyết của Hội nghị VC - NLĐ.
- Thực hiện nghiêm túc Điều lệ của từng đoàn thể.
          Trên đây là kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2021 - 2022 của Trường Mầm non Diễn Liên, rất mong được sự đóng góp ý kiến, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo để nhà trường thực hiện tốt kế hoạch để ra./.
 
  Nơi nhận:                                                                                               HIỆU TRƯỞNG
 - Phòng GD&ĐT (để B/c);
 - Trường MNDL (để T/h);
 - Lưu VP./.
                                                                                          
                                                                                       Nguyễn Thị Thủy
                                        
PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GD&ĐT DIỄN CHÂU
                          TRƯỞNG PHÒNG

     PHÒNG GD&ĐT DIỄN CHÂU            
  TRƯỜNG MẦM NON DIỄN LIÊN                     
 
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM HỌC 2021 - 2022
 
Thời gian Nội dung Phân công phụ trách, chỉ đạo
Tháng 8/2021 - Phân công nhiệm vụ CB,GV,NV
- Chuẩn bị các điều kiện phục vụ năm học 2021 -2022
- Thực thiện công tác tuyển sinh
- Thực hiện điều tra phổ cập
- Tổ chức tập huấn các nội dung cấp trường, tham gia tập huấn do cấp trên tổ chức
- Vệ sinh trường lớp, tạo môi trường trong lớp học chuẩn bị cho năm học 2021 - 2022
- Kiểm kê tài sản sau hè và bàn giao cho năm học mới
- Hợp đồng nhân viên nấu ăn, giáo viên
- Đ/c Nguyễn Thị Thủy
- CBQL
 
- Hội đồng tuyển sinh
- Đ/c Nguyễn Thị Thanh Soa
- Đ/c Nguyễn Thị Yến
 
- Đ/c Nguyễn Thị Yến
 
- Đ/c Nguyễn Thị Yến
 
 
- Hội đồng tuyển dụng
Tháng 9/2021 - Tổ chức tựu trường, ngày khai giảng năm học mới
- Hội nghị tổ chuyên môn thảo luận kế hoạch giáo dục nhà trường và các quy chế năm học 2021 - 2022
- Thực hiện chương trình CSGD trẻ theo kế hoạch
 
- Các bộ phận, cá nhân xây dựng các loại kế hoạch theo các nhiệm vụ được phân công, cập nhật  hồ sơ nhà trường, các tổ và cá nhân theo quy định
- Tổ chức Lễ hội Trung thu cho trẻ
- Duyệt và ổn định danh sách các nhóm, lớp
- Xây dựng kế hoạch thu, chi tài chính năm học 2021 - 2022, xin ý kiến địa phương và trình Phòng GD&ĐT kế hoạch vận động tài trợ
- Hội nghị phụ huynh đầu năm
 
- Hội nghị VC - NLĐ năm học 2021 - 2022
 
- Thành lập, kiện toàn tổ chuyên môn, các hội đồng, các ban chỉ đạo trong nhà trường và chính thức phân công nhiệm vụ cho đội ngũ
- Đăng ký nội dung các cuộc vận động
- Tổ chức hợp đồng thực phẩm đầu năm
- Thực hiện tuyên truyền bài 1
- Cân, đo, theo dõi sức khoẻ trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng lần 1
- Phát động tháng ATGT và tháng khuyến học năm 2021
- Cập nhật giữ liệu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi vào phần mềm
- Tiếp tục tu sửa, bổ sung CSVC, trang thiết bị cho các lớp
- Báo cáo thống kê đầu năm; ký cam kết xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích; trường học đảm bảo an ninh trật tự, ký cam kết thực hiện ATGT
- Tham gia hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ năm học 2021 - 2022.
- Thực hiện công khai các nội dung đầu năm học
- Kiểm tra nề nếp, chuyên môn đầu năm học;
 - Lập danh sách và bồi dưỡng giáo viên chuẩn bị thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện
- CBQL, BCH Công đoàn, BCH Chi đoàn
- CBQL
 
 
- Đ/c Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Thanh Soa
- CBQL, các bộ phận, cá nhân
 
 
 
- Đ/c Nguyễn Thị Yến
- Đ/c Nguyễn Thị Thủy
- CBQL, NVKT
 
 
- Đ/c Nguyễn Thị Thủy, giáo viên
- CBQL, BCH Công đoàn, Ban Thanh tra nhân dân
- Đ/c Nguyễn Thị Thủy
 
 
- Đ/c Nguyễn Thị Yến
- Đ/c Nguyễn Thị Thanh Soa
- Đ/c Nguyễn Thị Thanh Soa
- Đ/c Nguyễn Thị Thanh Soa
 
- Đ/c Nguyễn Thị Thanh Soa
 
- Đ/c Nguyễn Thị Thanh Soa
 
- Đ/c Nguyễn Thị Yến
 
- Đ/c Nguyễn Thị Thanh Soa
 
 
 
- CBQL
 
- Đ/c Nguyễn Thị Thủy
 
- CBQL
- Đ/c Nguyễn Thị Yến và CBQL hỗ trợ
Tháng 10/2021 - Tham gia các đợt tập huấn, sinh hoạt chuyên môn cấp cụm, cấp huyện; tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp trường
- Đăng ký đề tài SKKN năm học 2021 - 2022
- Đăng ký thi đua cho tập thể và cá nhân
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch.
- Kết hợp đoàn thể tổ chức kỷ niệm ngày 20/10
- Bồi dưỡng giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện
- Thực hiện tuyên truyền bài 2
- Tiếp tục cập nhật giữ liệu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi vào phần mềm và hoàn thiện hồ sơ
- Khám sức khỏe cho trẻ
- CBQL
 
 
- Đ/c Nguyễn Thị Yến
- Đ/c Nguyễn Thị Thủy
- Đ/c Nguyễn Thị Thủy
- Đ/c Nguyễn Thị Yến
- CBQL, HĐCM trường
 
- Đ/c Nguyễn Thị Thanh Soa
- Đ/c Nguyễn Thị Thanh Soa
 
- Đ/c Nguyễn Thị Thanh Soa
Tháng 11/2021 - Tham mưu tổ chức kỷ niệm và phát động thi đua chào mừng ngày 20/11
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch
- Thực hiện tuyên truyền bài 3
- Triển khai công tác tự đánh giá chất lượng Trường Mầm non theo Thông tư 19
- Đ/c Nguyễn Thị Thủy
 
- Đ/c Nguyễn Thị Thủy
- Đ/c Nguyễn Thị Thanh Soa
- Đ/c Nguyễn Thị Yến   
Tháng 12/2021 - Cân, đo, theo dõi sức khoẻ trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng đợt 2
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch
- Thực hiện tuyên truyền bài 4
- Mời Hội cựu chiến binh giao lưu nhân ngày 22/12, cho trẻ 5 tuổi thăm và chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ
- Bồi dưỡng giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (Nếu có giáo viên được tham gia)
- Đăng ký ĐGN với cơ quan có thẩm quyền
- Đ/c Nguyễn Thị Thanh Soa
 
- Đ/c Nguyễn Thị Thủy
- Đ/c Nguyễn Thị Thanh Soa
- Đ/c Nguyễn Thị Yến
 
 
- CBQL, HĐCM trường
 
- Đ/c Nguyễn Thị Thủy
Tháng 01/2022 - Kiểm tra chất lượng học kỳ I
- Tổ chức cho trẻ tham quan di tích lịch sử tại địa phương
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch
- Thực hiện tuyên truyền bài 5
- Đánh giá công tác thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua xây dựng THTT-HSTC học kỳ 1
- Họp HĐ thi đua, các ban chỉ đạo
- Sơ kết học kỳ 1, hoàn thành các báo cáo, thống kê cuối học kỳ 1, thực hiện chương trình học kỳ 2 - Hội nghị phụ huynh học kỳ 2
- Phát động và bắt đầu tổ chức hội thi “Chăm sóc và khai thác môi trường ngoài lớp học cho trẻ hoạt động” cấp trường.
- Tổ chức Lễ hội mừng xuân cho trẻ kết hợp chương trình ẩm thực ngày Tết.
- Hoàn thành công tác tư đánh giá chất lượng Trường Mầm non
- CBQL
- Đ/c Nguyễn Thị Yến
 
- Đ/c Nguyễn Thị Thủy
- Đ/c Nguyễn Thị Thanh Soa
- CBQL
 
 
- Đ/c Nguyễn Thị Thủy
- CBQL
 
- Đ/c Nguyễn Thị Thủy
- Đ/c Nguyễn Thị Yến
 
 
- Đ/c Nguyễn Thị Yến
 
- Đ/c Nguyễn Thị Yến
 
Tháng 02/2021 - Phát động và thực hiện Tết trồng cây đầu xuân 2022
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch
- Tổ chức cho trẻ tham quan Trạm y tế xã
- Thực hiện tuyên truyền bài 6
- Tham gia SHCM cấp cụm, tổ chức SHCM cấp trường
- Đ/c Nguyễn Thị Yến
 
- Đ/c Nguyễn Thị Thủy
- Đ/c Nguyễn Thị Yến
- Đ/c Nguyễn Thị Thanh Soa
- Đ/c Nguyễn Thị Yến
 
Tháng 3/2022
- Kết hợp đoàn thể tổ chức hoạt động chào mừng ngày 08/3
- Tổ chức lễ hội 08/3
- Cân, đo theo dõi sức khoẻ trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng đợt 3
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch
- Thực hiện tuyên truyền bài 7
- Duyệt SKKN cấp trường lần 1
- Tổ chức hội thi “Bé với ATGT” cấp trường
- Đ/c Nguyễn Thị Thủy
 
- Đ/c Nguyễn Thị Yến
- Đ/c Nguyễn Thị Thanh Soa
 
- Đ/c Nguyễn Thị Thủy
- Đ/c Nguyễn Thị Thanh Soa
- Đ/c Nguyễn Thị Yến
- Đ/c Nguyễn Thị Yến
Tháng 4/2022 - Tổng kết hội thi “Chăm sóc và khai thác môi trường ngoài lớp học cho trẻ hoạt động” cấp trường.
- Khảo sát chất lượng các nhóm lớp, kết hợp đánh giá các nội dung xây dựng THTT-HSTC cho cả năm học
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch
- Duyệt SKKN cấp trường lần 2, gửi SKKN xét cấp huyện.
- Thực hiện tuyên truyền bài 8
- Tự kiểm tra đánh giá Trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích.
- Sơ kết 02 năm thực hiện kế hoạch phối hợp gia đình, nhà trường và cộng đồng trong CSGD trẻ
- Đánh giá công tác BDTX
- CBQL
 
 
- CBQL
 
 
- Đ/c Nguyễn Thị Thủy
- Đ/c Nguyễn Thị Yến
 
- Đ/c Nguyễn Thị Thanh Soa
- Đ/c Nguyễn Thị Thanh Soa
 
- Đ/c Nguyễn Thị Yến
 
- Đ/c Nguyễn Thị Yến
Tháng 5/2022 - Đánh giá, xếp loại CB,GV,NV
- Thực hiện tuyên truyền bài 9
- Báo cáo công tác Kiểm tra nội bộ
- Tổ chức sinh nhật Bác Hồ kính yêu
- Cho trẻ khối 5 tuổi tham quan Trường tiểu học
- Họp Hội đồng thi đua
- Hoàn thành Báo cáo tổng kết năm học
- Kiểm kê tài sản cuối năm học
- Tổ chức tổng kết năm học và lễ ra trường cho trẻ 5 tuổi
- Xây dựng kế hoạch trực hè và hoạt động hè
- Đ/c Nguyễn Thị Thủy
- Đ/c Nguyễn Thị Thanh Soa
- Đ/c Nguyễn Thị Thủy
- Đ/c Nguyễn Thị Yến
- Đ/c Nguyễn Thị Yến
- Đ/c Nguyễn Thị Thủy
- Đ/c Nguyễn Thị Thủy
- Đ/c Nguyễn Thị Yến
- CBQL, BCH Công đoàn, BCH Chi đoàn
- Đ/c Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Thanh Soa
                                                                                         
                                                                                         HIỆU TRƯỞNG
                                                                                        
                                                 
 
                                                                                      Nguyễn Thị Thủy

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thủy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn


Những tin cũ hơn

 

VNOMEDIA - CSKH

VIDEOS

Loading the player...